Mua sắm
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Tin tổng hợp
  • Có nên cho trẻ ngả đầu về sau khi chảy máu cam không?

Có nên cho trẻ ngả đầu về sau khi chảy máu cam không?

Phản xạ đầu tiên của nhiều bậc sinh thành khi thấy con trẻ chảy máu cam là nâng đầu trẻ về phía sau. Liệu phương pháp xử lí ấy có tốt cho các bé? Tham khảo cùng bài viết này.

Có nên cho trẻ ngả đầu về sau khi chảy máu cam không?

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Chảy máu cam được phân làm hai loại là chảy máu mũi trước và sau. Chảy máu mũi trước chiếm 90% và thường xảy ra với trẻ em. Khu vực này chứa nhiều mạch máu mũi có kích thước nhỏ dễ bị phá vỡ khi xì mũi mạnh hay bị lực tác động từ bên ngoài. Chảy máu mũi sau bắt gặp ở người lớn tuổi, chiếm khoảng 10%. Với trường hợp đó, máu sẽ chảy từ hai bên cánh mũi và rất nguy hiểm.

 

Công ty dược phẩm An Thiên Chảy máu mũi trước ở các bé khá phổ biến và tương đối nhẹ. Máu chảy một bên mũi và chủ yếu tuôn ra từ phía trước. Nhưng máu lại chảy dai dẳng, khối lượng không nhiều. Nó sẽ ngừng khi được áp dụng bước sơ cứu phù hợp, chính xác. Nếu tình huống nặng hơn cần đưa trẻ gặp bác sĩ để khám chữa kịp thời, tránh gây nguy hại đến tính mạng.

Dược phẩm An Thiên Trẻ bị chảy máu cam: Tại sao không cho con ngả đầu về phía sau?

Khi trẻ bị chảy máu cam mẹ nên giúp con ngồi thẳng và hơi nghiêng đầu về phía trước không được ngả đầu về phía sau như quan niệm xưa cũ

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng, khá phổ biến ở trẻ em.

Trẻ bị chảy máu cam thường chảy một bên, máu mũi chủ yếu chảy ra phía trước, chảy dai dẳng, khối lượng không nhiều. Tình trạng này xảy ra nhiều lần có thể gây nên viêm mũi, vậy cha mẹ cần biết những nguyên nhân và cách xử trí đúng trong trường hợp con bị chảy máu cam.

1. Nguyên nhân gây ra chảy máu cam ở trẻ nhỏ?

Không khí quá khô

Dù là do không khí trong nhà quá nóng hay là do khí hậu khô, nguyên nhân hàng đầu gây chảy máu cam ở trẻ em chính là không khí khô - điều này gây kích ứng và khiến các niêm mạc trong mũi bị mất nước.

Cào cấu hoặc ngoáy mũi

Đây là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây chảy máu cam ở trẻ. Khiến cho mũi bị kích ứng bằng việc cào cấu hoặc ngoáy mũi có thể khiến cho các mạch máu nhỏ trong mũi bị vỡ dẫn đến chảy máu.

Va đập

Việc bị chấn thương ở mũi cũng có thể dẫn đến chảy máu cam. Phần lớn không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên cho bé đi kiểm tra y tế nếu không thể cầm máu sau 10 phút cũng như lo lắng về các chấn thương khác của bé.

Cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang

Bất kỳ bệnh nào bao gồm các triệu chứng nghẹt mũi và kích ứng có thể gây chảy máu cam.

Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn có thể gây ra đau, sưng đỏ ở phía bên trong lỗ mũi và ở phía trước lỗ mũi. Do đó, nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ra chảy máu cam.

Trong một số ít trường hợp, chảy máu cam thường xuyên là do các vấn đề liên quan đến đông máu hoặc các mạch máu bất thường. Nếu con của bạn đang bị chảy máu cam mà không liên quan đến các nguyên nhân được liệt kê ở trên, hãy trao đổi với bác sĩ về vấn đề này.

2. Làm thế nào khi trẻ bị chảy máu cam?

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ nên:

Giữ cho con ngồi thẳng và hơi nghiêng đầu về phía trước một chút. Việc để đầu bé ngả về sau có thể khiến máu chảy xuống cổ họng gây ra khó chịu, ho, sặc thậm chí nôn mửa.

Nhẹ nhàng dùng tay bịt mũi con lại (chụm cánh mũi lại với nhau) và yêu cầu bé thở bằng miệng trong lúc đó.

Cố gắng duy trì trong khoảng 10 phút, đừng kết thúc sớm quá vì bé có thể bị chảy máu trở lại. Bạn cũng có thể dùng đá lạnh chườm lên sống mũi cho bé để giảm chảy máu.

3. Các mẹo phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ

Do phần lớn chảy máu cam ở trẻ gây ra bởi không khí nóng khô hoặc ngoáy mũi nên có một vài cách đơn giản có thể giúp ngăn ngừa như sau:

Luôn cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ và ngăn cản việc con ngoáy mũi

Luôn giữ mũi của bé đủ ẩm bằng nước muối sinh lý, hoặc bình xịt mũi, thuốc mỡ kháng sinh

Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng ngủ nếu không khí quá khô. Chú ý giữ máy sạch sẽ để ngăn chặn nấm mốc.

Luôn để mắt và chắc chắn trẻ đã mặc đồ bảo hộ khi chơi thể thao hay tham gia bất cứ hoạt đồng nào có thể gây chấn thương vùng mũi.

Lưu ý: Cha mẹ nên gọi ngay cho bác sĩ nếu như hiện tượng chảy máu cam mãi không ngừng hoặc trở nên nặng hơn sau 10 phút thực hiện cầm máu.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh chảy máu cam ở trẻ. Hy vọng các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức để phòng, điều trị và bảo vệ sức khỏe cho con tốt hơn.